Ở phần trước, mình đã giới thiệu về quy trình tán “người yêu”. Bây giờ sẽ là bước hành động của các bạn. Vấn đề đặt ra là lý thuyết đã đủ, vậy thực hành ra sao? Và thậm chí các bạn phải tán cùng một lúc nhiều “người yêu” thì nên quản lý công việc này thế nào?
Phần này mình sẽ chia sẻ 2 vấn đề tiếp theo là 1. Mình đã quản lý việc “bắt cá nhiều tay” như nào? và 2. Mình đã tán “người yêu” như nhế nào? để các bạn chưa từng đi tán “người yêu” có thể hình dung ra được. Hãy bắt đầu thôi.
1. Mình đã quản lý việc nộp học bổng như nào?
Sau khi chọn được vài đối tượng phù hợp, mình sẽ tạo một danh sách thông tin về họ.
Ở hình trên, mình chia thông tin về “người yêu” thành các mục như: Quốc gia, (Tên trường + rank)/Tên học bổng, Yêu cầu, Cho, Deadline, Link.
i) Quốc gia: Để xem nơi đó sống có thích không, có cần học thêm tiếng bản địa không.
ii) (Tên trường + rank)/Tên học bổng: Tán ai thì cũng phải biết tên tuổi, số má của họ thế nào chứ nhỉ. Thường thì rank cao tương đương với môi trường học tập, kiến thức và partner sẽ tốt hơn. Do đó, cần để ý nếu sau mình “chẳng may” mình đỗ nhiều trường để có tiêu chí mà chọn.
iii) Yêu cầu: Ghi ra những yêu cầu về chuyên môn, giấy tờ … để chuẩn bị nhé.
iv) Cho: Học bổng này cho mình những gì? Hàng năm có bao nhiêu suất? Việt Nam có bao nhiêu suất?…
v) Deadline: Thông tin này cực kỳ quan trọng. Bạn có chuẩn bị hồ sơ tốt đến mấy mà không nộp trước deadline thì cũng chào thân ái. Hãy ghi các mốc thời gian từ việc nộp hồ sơ online, trả tiền phí apply, nộp hồ sơ bản cứng,…
vi) Link: Tất cả những thông tin trên bạn lấy ở đâu thì lưu nguồn lại để tiện kiểm chứng.
Khi có list các “người yêu” học bổng như này rồi, cứ bám sát deadline và yêu cầu để chuẩn bị thôi.
Nhìn chung thì các giấy tờ cần nộp khá giống nhau. Để thuận tiện trong việc nộp hồ sơ đến nhiều trường, minh chia các loại giấy tờ này thành 3 loại. Đó l Giấy tờ hành chính, Giấy tờ về thành tích và Giấy tờ đặc thù (cả bản cứng lẫn bản mềm). Cụ thể:
- Giấy tờ hành chính: CV, Bảng điểm mới nhất, bằng tốt nghiệp (hoặc giấy chứng nhận thời gian tốt nghiệp dự kiến), Giấy xác nhận ranking, Passport, Course description, chứng chỉ Ngoại Ngữ, Recommendation Letter…
- Giấy tờ về thành tích: Các loại giấy khen, bằng khen, giấy chứng nhận, các bài báo đứng tên… Các giấy tờ cả về học thuật lẫn hoạt động xã hội, leadership các thứ thì cứ cho vào hết. Phương châm vẫn là “Có nhưng không dùng còn hơn đến lúc dùng mà không có”. Nhớ dịch thuật công chứng các giấy tờ không có Anh nếu thấy cần thiết nhé.
- Giấy tờ đặc thù: Có thể tùy từng “người yêu” mà bạn cần đến những giấy tờ riêng. Loại này có thể bao gồm: CV, Motivation letter/Cover letter, Recommendation Letter,…
Hai loại giấy tờ đầu thì giúp bạn nộp đi bất cứ nơi đâu. Do đó, gần như chỉ cần chuẩn bị một lần rồi lúc nào cần sẽ lôi ra luôn. Loại “Giấy tờ đặc thù” thì mỗi “người yêu” học bổng sẽ cần có nội dung khác nhau. bạn cũng phải sửa liên tục, đặc biệt là motivation letter và recommendation letter. Bởi vậy, trong suốt quá trình nộp hồ sơ, bạn sẽ hầu như chỉ quan tâm đến loại giấy tờ thứ ba này thôi.
Kết hợp danh sách “người yêu” và các giấy tờ cần thiết, mình tạo các folder để tiện quản lý.
2. Mình đã “tán” học bổng như thế nào?
Đó thực sự là một chặng đường dài, mệt mỏi, chán nản nhưng rất đáng để thử. Vì cuối con đường đó là niềm vui, niềm hạnh phúc và có thể là cả những người bạn tri kỉ nữa.
2.1 Tìm “người yêu” học bổng
Đầu tiên là mình phải đi tìm “người yêu”. Việc đầu tiên mình cần xác định là sẽ apply vào những trường nào, tiếp theo mới đến việc nguồn tài trợ cho mình để học ở những trường đó là từ đâu ra. Mình hay lên trang topuniversity.com để tìm trường. Bộ lọc của mình là Study level: Postgraduate, Subject of Interest: ngành học mình thích và Destination là quốc gia mình nhắm đến. Hình 3 là ảnh chụp các bộ lọc để tìm trường.
Kết quả của tìm kiếm sẽ cho ra rất nhiều trường và thường sẽ kèm theo rank của trường đó.
Do thành tích bản thân không xuất sắc, mình nhặt vài trường ở các nhóm như rank >150, >300, > 450. Sau đó mình vào web của trường để tìm chương trình mình thích và xem họ có học bổng không. Việc tìm kiếm này cũng tùy thuộc vào web của trường mà tìm nhanh hay chậm. Mình thường vào mục International Students hoặc Programs hoặc search ở ô tìm kiếm của web. Ví dụ, khi mình vào International Students của trường University of Trento thì ra như hình dưới.
Ở hình trên, tên các chương trình học chia theo các ngành như Biomolecular Sciences, Cognitive Sciences,…. Đặc biệt, phần bên trái có thông tin về Tuition fees, Scholarships và Admission. Cứ tìm được thông tin gì hay hay là mình thêm vào danh sách học bổng như ở hình đầu tiên.
Khi lượn lờ mấy vòng trên mạng xong thì mình cũng ra được vài trường thấy ưng ý. Tiếp theo, nghiên cứu từng chương trình xem họ yêu cầu cái gì và mình có đáp ứng được không? Học bổng của họ cho có đủ không? Mình cũng xếp hạng học bổng về độ ” ngon” và khả thi. Các học bổng rank cao hơn thì dành nhiều thời gian để đọc kỹ hơn về họ. Phải mất vài tháng để mình tìm hiểu và viết Motivation letter cho những học bổng được ưu tiên cao.
2.2 Chuẩn bị giấy tờ
Lại nói đến mấy cái giấy tờ, khi nộp hồ sơ mình cần khá nhiều giấy tờ. Tuy nhiên, mình chủ yếu tập trung vào chứng chỉ tiếng Anh, CV, Motivation Letter và Recommendation Letter. Trong đó, trước hết là mình dành vài tháng để ôn thi IELTS. ì để viết tốt ba giấy tờ kia thì mình cần tốt tiếng Anh đã.
Thi IELTS xong thì mình mới bắt tay vào viết CV. Vì cứ có cái gì mới là mình update lại CV nên đến lúc apply, mình chỉ cần lọc thông tin từ một cái CV “tổng” để tạo ra những cái CV phù hợp. Theo mình thì bên châu Âu khá chuộng template CV là Europass. Có thể là họ quen với form này nên dễ tìm kiếm thông tin họ quan tâm ở ứng viên. Với mình thì template này hơi dài. Khi nộp đến các chỗ ngoài châu Âu, mình đều dùng template riêng. Các template này có độ dài cùng lắm là 1 trang và 1/3 trang tiếp theo. Chắc cũng mất 1, 2 ngày để chốt được cái CV.
Sau đó, mình tập trung vào Motivation letter. Các bạn đọc series này thì thấy mình viết không hay mà tiếng Anh lại còn cùi nữa. Do vậy, mình lên mạng để tìm các bài mẫu thôi. Mình học được cách viết mấy câu mở đoạn và mấy từ nói về suy nghĩ của bản thân. Các bạn có thể dễ dàng tìm được cuốn “40 Successful Application Cases to G-School “. Cuốn sách gồm40 câu chuyện và Motivation letter của 40 bạn khi nộp vào các trường bên Mỹ.
Mặc dù mỗi học bổng có yêu cầu khác nhau, mình vẫn dùng chung một bộ khung của Motivation letter. Mình chỉ thay đổi tên môn đã học, thành tích và lý do apply. Về Recommendation letter, mình may mắn khi được một thầy hướng dẫn viết cho. Bạn cũng có thể tìm thấy vài cuốn sách hướng dẫn viết lá thư này. Cuốn “Perfect phrases for Letter of Recommendation” của Paul Bodine là một ví dụ.
2.3 Nộp hồ sơ và chuẩn bị phỏng vấn
Sau khi nộp hồ sơ online xong, mình cần chờ đợi kết quả vòng đầu tiên này. Trong lúc đó, mình chuẩn bị cho việc phỏng vấn của một vài học bổng đã nộp. Phương châm là “Có nhưng không dùng còn hơn đến lúc dùng mà không có”. Mình cứ tập phỏng vấn thôi. Nếu mình được đến vòng phỏng vấn thì tốt. Còn không thì có thể để dành cho những lần phỏng vấn đi làm hoặc cho năm sau.
Trên đây mình đã chia sẻ mấy thông tin về việc quản lý apply nhiều học bổng. Mình cũng nhắc đến thực tế mình đã apply học bổng thế nào. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn chưa từng apply có sự chuẩn bị tốt nhất.
Chúc các bạn sẽ sớm gặt hái được thành công!
Ah nếu có thể thì sau này hãy chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cho mọi người nhé. Bye!
************************************** THE END **************************************